Dịch Vụ

Xử Lý Chống Thấm Mái Nhà Bê Tông Thông Minh Hiệu Quả | BẢO TRÌ F24

Trần nhà bê tông đảm bảo sự kiên cố và tính thẩm mỹ cho mọi công trình. Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng trần nhà sẽ xuất hiện các dấu hiệu nứt vỡ, thấm dột. Hiện tượng này như một lời cảnh báo đến chất lượng công trình nhà bạn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ các cách xử lý chống thấm mái nhà bê tông hiệu quả nhất bạn nên biết.

Mức độ xử lý chống thấm mái nhà bê tông

Tùy theo mức độ thấm dột của mỗi công trình mà cách xử lý chống thấm mái nhà bê tông khác nhau. Do đó, bạn cần xem xét và tính toán để sử dụng phương pháp chống thấm phù hợp các mức độ khác nhau:

  • Trần nhà bị thấm dột từ mái: nên áp dụng cách trạm bít các vết nứt trên máng xối. Sử dụng hỗn hợp xi măng cát, chất chống thấm để láng trên bề mặt với độ dày khoảng 1cm. Nếu trạm bít không hiệu quả thì bạn có thể dùng tôn mỏng che nước cho các vết nứt; hoặc thay máng xối cạn bằng máng xối sâu hơn; đục lỗ thoát nước cho trần mái.
  • Trần mái thấm dột ở mức độ vừa phải: biểu hiện thường gặp sẽ là xuất hiện vệt ố vàng, loang lổ, có vết chân chim. Do đó có thể dùng sơn chống thấm có đặc tính nhanh khô.
  • Trần mái thấm dột nghiêm trọng: có nước nhỏ thành giọt, ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình bạn. Lúc này cần bỏ lớp trần bị thấm và phủ lên lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm.

Các cách xử lý chống thấm mái nhà bê tông thông minh hiệu quả

Chống thấm bê tông bằng nhựa đường

Đây là loại vật liệu không còn xa lạ với nhiều người chúng ta. Nhựa đường là chất lỏng, chất bám rắn có độ nhớt cao. Mặt trong của nó phần lớn là dầu thô và một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum.

Nhựa đường có thể dùng để chống thấm cho tường, trần bê tông. Nếu trường hợp có dùng tấm dán nhựa đường thì cần dán thẳng hàng, không để lại nếp uốn. Các vạt bên liền kề dán chồng lên nhau 10cm, phần cuối dán chồng 15cm. Với những vị trí giao tường thì nên dán lên tường 15cm để tránh gây đọng nước ở đây.

Chống thấm mái nhà bê tông bằng màng chống thấm tự dính

 

Đây là biện pháp được khá nhiều người áp dụng hiện nay. Màng chống thấm tự dính có dạng tấm dán, được phủ bên trên một lớp màng HDPE mỏng. Đây là một lớp nhựa có khả năng chịu nhiệt độ cao. Do đó người ta thường dùng HDPE trong các ống dẫn, ống cấp thoát nước để không gây rò rỉ, không bị bị hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như muối, axit, kiềm,…. Mặt còn lại của tấm dính sẽ là lớp màng bảo vệ silicon.

Cách dùng màng chống thấm rất đơn giản. Bạn bóc lớp vỏ silicon và dán trực tiếp lên mặt trần. Ưu điểm của loại vật liệu này là dễ sử dụng, an toàn với sức khỏe người dùng, thân thiện với môi trường.

Chống thấm mái nhà bê tông bằng keo

Keo chống thấm là loại vật liệu khá phổ biến hiện nay. Trên thị trường có nhiều loại keo khác nhau nên bạn có thể thoải mái lựa chọn. Ưu điểm của loại keo này dễ mua, dễ dùng; giá thành thấp; dễ thi công bằng chổi, bình phun; lớp phủ bền, linh hoạt; kết dính tuyệt hảo và có thể lấp kín các vết nứt. Vật liệu có thiết kế để dùng trên kết cấu cũ, mới; không chứa dung môi; không mùi; không bị dính tay.

Các lưu ý khi thực hiện chống thấm mái nhà bê tông

  • Biết được nguyên nhân gây thấm dột trần nhà để chọn phương án xử lý tốt nhất.
  • Tùy mức độ thấm dột sẽ chọn phương án xử lý khác nhau.
  • Xử lý bề mặt trước rồi mới tiến hành chống thấm. Đảm bảo bề mặt thật sạch sẽ để nâng hiệu quả chống thấm.
  • Chọn vật liệu chống thấm phù hợp.
  • Chọn đơn vị thi công uy tín.

Hy vọng với những cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông phía trên sẽ hữu ích với bạn.

0/5 (0 Reviews)
Back to top button