Dịch Vụ

Hệ Thống Bơm Chữa Cháy & Các Quy Trình Vận Hành Hiệu Quả

Với tình trạng hoả hoạn liên tục xảy ra, thì việc trang bị một hệ thống bơm chữa cháy là yêu cầu tối cần thiết đối với các cơ sở sản xuất, trường học, khu dân cư, trung tâm thương mại…

Hệ thống bơm chữa cháy phải luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động để ứng cứu các tình huống khẩn cấp thì mới được xem là một hệ thống đúng tiêu chuẩn.

Hệ thống bơm chữa cháy là giải pháp cứu hộ hoả hoạn, phòng cháy chữa cháy khẩn cấp mà bắt buộc các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải trang bị.

Tuỳ điều kiện & quy mô mà các hệ thống PCCC sẽ có công suất khác nhau. Nhưng cơ bản, bắt buộc một hệ thống bơm chữa cháy cần có cấu tạo như bên dưới.

Cấu tạo hệ thống máy bơm chưa cháy

Hệ thống bơm PCCC có cấu tạo bao gồm 03 cụm bơm và 01 tủ điều khiển hệ thống, cụ thể chúng có:

Bơm chữa cháy chuyên dụng chạy điện – Bơm chính
Bơm chữa cháy bằng động cơ Diesel – Bơm dự phòng
Bơm bù áp lực trong đường ống dẫn nước chữa cháy
Tủ điều khiển cho hệ thống bơm PCCC ( Fire pums Controller panel) hoạt động trên nguyên lý tự động/ bán tự động. Với các thiết bị cảnh báo hiển thị như: Đồng hồ vôn, ampe, còi báo, đèn…

Sơ đồ nguyên lý hệ thống máy bơm chữa cháy

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy được thiết kế theo một quy trình khép kín. Tức là khi có hiện tượng cháy xảy ra (ví dụ: có sự xuất hiện của khói hoặc xuất hiện các tia lửa…). Thì các thiết bị đầu vào (đầu báo, cảm biến, công tắc khẩn cấp) nhận tín hiệu và truyền về tủ điều khiển PCCC.

Tại tủ điều khiển sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra cháy (thông qua các zone) và truyền tín hiệu cảnh báo đến các bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn… Các thiết bị này sẽ phát tín hiệu cảnh báo như: âm thanh, ánh sáng… để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra hoả hoạn để kịp thời di chuyển và xử lý đám cháy kịp thời.

Các quy trình vận hành hệ thống bơm chữa cháy đạt tiêu chuẩn nhất

Quy trình vận hành hệ thống bơm chữa cháy được hướng dẫn rõ ràng trong các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy. Qua bài viết này, mình xin tóm tắt lại các ý chính của quy trình này, để chúng ta có khái niệm cũng như nắm được các bước thực hiện của quy trình. Cụ thể:

Kiểm tra lại hệ thống bơm chữa cháy trước khi khởi động. Bước này thực sự rất quan trọng và cần thiết. Ở bước này, chúng ta sẽ kiểm tra:

  • Kiểm tra tình trạng bên ngoài: Khớp nối bơm, độ đồng trục…
  • Kiểm tra hệ thống điện, các mối nối điện, điểm tiếp xúc, đo điện áp các pha
  • Kiểm tra chiều hoạt động của máy bơm chữa cháy
  • Kiểm tra các thiết bị điện trong tủ điều khiển có đấu dây chắc chắn và đúng sơ đồ chưa
  • KIểm tra tình trạng và trạng thái các van

Khởi động bơm chính chạy điện theo quy trình:

Chế độ bằng tay: Chế độ này dùng để kiểm tra máy hoặc khi hệ thống điều khiển tự động bị hỏng. Khi bơm chạy là hoạt động hết công suất không phụ thuộc vào áp lực đường ống mà chỉ phụ thuộc vào áp lực của bơm.
Chế độ tự động: Để khởi động chế độ này người sử dụng chuyển tất cả các công tắc trên tủ điện điều khiển về vị trí AUTO .Sau đó cài đặt các áp lực cần thiết để bơm chạy tự động.

Khởi động bơm bù áp: Bơm bù áp hoạt động để bù áp lực trên đường ống khi bị giảm sút do rò rỉ hay sự cố cháy xảy ra. Chúng cũng được thiết kế với 2 hoạt động:

  • Chế độ hoạt động bằng tay
  • Chế độ tự động

Khởi động bơm dự phòng: Là bơm chạy bằng dầu diesel khi mà nguồn điện bị cúp. Bơm dự phòng cùng với bơm chính luôn được đặt trong trạng thái sẵn sàng hoạt động. Và thời gian để bơm hoạt động đầy tải không được vượt quá 15 giây đối với bơm Diesel.

Chế độ vận hành – Bảo dưỡng bơm: Bơm và các thiết bị bơm luôn phải được tiến hành kiểm tra, vận hành và bảo dưỡng định kỳ 1 lần/tuần.

Để chi tiết hơn về quy trình vận hành này, các bạn phụ trách vận hành bơm chữa cháy nên tham khảo thêm các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy mới nhất của Bộ Công An ban hành nhé.

Cách kiểm tra hệ thống bơm chữa cháy

Kiểm tra hệ thống bơm chữa cháy phải được thực hiện bởi người có kinh nghiệm chuyên môn. Và các bước kiểm tra phải tuân thủ theo quy định về PCCC của cơ quan Nhà Nước ban hành.

Để thực hiện đúng, chúng ta cần tham khảo các quy chuẩn, quy định PCCC đối với công trình, bản vẽ thiết kế hệ thống bơm chữa cháy hiện hữu của chúng ta. Nhằm mục đích vận dụng chính xác và kiểm định theo yêu cầu của cơ quan PCCC.

Cách kiểm tra hệ thống bơm chữa cháy sẽ bao gồm:

  • Kiểm tra tổng quan bên ngoài hệ thống
  • Kiểm tra các bộ phận bơm, motor: Bơm chính, bơm phụ, bơm bù áp
  • Kiểm tra đường ống, các đầu vòi
  • Kiểm tra hoạt động của tủ điều khiển, các thiết bị điện..

Bảo trì hệ thống bơm chữa cháy

Bảo trì hệ thống bơm chữa cháy là công việc rất cần thiết của người phụ trách vận hành hệ thống. Với quy định yêu cầu tối thiểu 1 lần/tuần.

Việc bảo trì nhằm mục đích đảm bảo khi cần thiết hệ thống PCCC sẽ hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu chữa cháy theo thiết kế của hệ thống.

Theo thông tư 52 và theo TCVN 5738/2001 có quy định cụ thể một năm cần bảo trì hệ thống PCCC 1 lần và bảo trì kiểm tra định kỳ bình chữa cháy 3 tháng/ lần của nhà máy, cơ quan, xí nghiệp. 6 tháng/ lần do đơn vị có nghiệp vụ & năng lực thực hiện bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Công tác kiểm tra bao gồm các bước như:

  • Kiểm tra trung tâm báo cháy điều khiển, bình ắc quy
  • Kiểm tra bình chữa cháy
  • Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị báo cháy
  • Kiểm tra hệ thống máy bơm PCCC…

Bài viết đã mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan về hệ thống bơm chữa cháy. Công Ty Đức Cường hiện đang cung cấp các dòng bơm chuyên về PCCC. Các bạn có nhu cầu tư vấn hệ thống, hay cần lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng hệ thống bơm PCCC hãy liên hệ với chúng tôi…..

0/5 (0 Reviews)
Back to top button