Tin Tức

Top 8 Bài phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12) hay nhất

1


Thai Ha

Bài tham khảo số 1

Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam.

Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52.

Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Tây Tiến có nghĩa là tiến về miền Tây, nơi đoàn quân đang dốc hết sức mình bảo vệ tổ quốc và giúp sức cho đất nước bạn.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ


2


Thai Ha

Bài tham khảo số 2

Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Pháp. Là người nghệ sĩ, chiến sĩ từng bước ra từ khói lửa của cuộc chiến tranh nên khi cầm bút Quang Dũng viết bằng chính những trải nghiệm, bằng những tình cảm chân thành nhất. Tây Tiến là bài thơ kết tinh từ những trải nghiệm và hồn thơ tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng.

Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi Quang Dũng chia tay với binh đoàn Tây Tiến chuyển đơn vị công tác. Do đó Tây Tiến chính là viết về những trải nghiệm của Quang Dũng trong thời gian cùng sống, cùng chiến đấu với đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến.

Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập vào mùa xuân năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để cùng bảo vệ biên giới Việt – Lào, làm tiêu hao sinh lực địch. Lực lượng chủ yếu của binh đoàn Tây Tiến là thanh niên, học sinh, trí thức mà phần đông là thanh niên Hà Thành. Địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng núi Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở. Trong những tháng ngày công tác và làm nhiệm vụ tại đây, Quang Dũng đã cùng đồng đội chiến đấu, sinh hoạt trong môi trường khắc nghiệt của chốn “rừng thiêng nước độc” nhưng dẫu trải qua bao khó khăn họ vẫn cùng nhau chiến đấu đầy kiên cường. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt để lại ấn tượng sâu đậm trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng. Năm 1948 Quang Dũng chuyển đơn vị công tác, trong nỗi nhớ về Tây Tiến, Quang Dũng đã viết lên những trải nghiệm, cảm xúc của mình qua bài thơ Tây Tiến.

Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Bài thơ ban đầu có nhan đề “Nhớ Tây Tiến”, với nhan đề này Quang Dũng đã hướng người đọc đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm, đó là nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, về những người Đồng đội, tuy nhiên hạn chế của nhan đề này là chưa làm nổi bật được hình tượng trung tâm của tác phẩm. Mặt khác, nhan đề “Nhớ Tây Tiến” xuất hiện trong giai đoạn cả nước lên đường đấu tranh bị đánh giá là ủy mị, yếu đuối, không phù hợp với bước hành quân oai phong, dũng khí ngút trời của người lính Tây Tiến. Sau đó Quang Dũng đã lược đi từ “nhớ” làm cho nhan đề ngắn gọn, cô đọng và thể hiện trọn vẹn được nội dung của tác phẩm.

Hai tiếng “Tây Tiến” tạo ra âm hưởng mạnh mẽ, chắc khỏe gợi cho độc giả hình dung về một binh đoàn anh hùng, gợi mở về không gian rộng lớn của vùng núi Tây Bắc đồng thời bước đầu dẫn dắt người đọc đến với chân dung, hình tượng kiêu hùng của những người lính Tây Tiến năm xưa.

Nhan đề “Tây Tiến” vừa có vai trò dẫn dắt người đọc đến với những nội dung, tư tưởng chủ đề của bài thơ, vừa đủ kín để khơi gợi người đọc khám phá theo những dấu chân người lính Tây Tiến để thấy được những tư tưởng, nội dung cụ thể của bài thơ ấy.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

3


Thai Ha

Bài tham khảo số 3

Nhan đề “Tây Tiến” vừa có vai trò dẫn dắt người đọc đến với những nội dung, tư tưởng chủ đề của bài thơ, vừa đủ kín để khơi gợi người đọc khám phá theo những dấu chân người lính Tây Tiến để thấy được những tư tưởng, nội dung cụ thể của bài thơ ấy.

  • Chỉ tên một đơn vị bộ đội.
  • Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả bỏ từ “nhớ” thành Tây Tiến.

Từ đó, có thể thấy được nhan đề:

  • Không làm lộ ý nỗi nhớ của Quang Dũng về Tây Tiến, giúp cho nhan đề cô đọng, hàm súc hơn.
  • Làm tăng khả năng bao trùm nỗi nhớ. Nhớ Tây Tiến tức là chỉ nói đến nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến trong khi ở đây, thông qua nỗi nhớ Tây Tiến, nhà thơ còn gửi gắm về nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Tây Bắc. Như vậy là chưa bao quát được hết ý nghĩa nội dung nỗi nhớ, quá hẹp so với ý nghĩa mà Quang Dũng muốn chuyển tải.
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

4


Thai Ha

Bài tham khảo số 4

Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến:

  • Khẳng định việc đổi tên không phải là ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của Quang Dũng.
  • Nếu đặt là “Nhớ Tây Tiến”:
    • Cái được: nói được cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ
    • Cái mất: Lỡ mạch thơ, ủy mị, không phù hợp
  • Tây Tiến:
    • Cô đọng
    • Rắn rỏi, hào hùng gợi ra được hình tượng trong tâm (Tây Bắc, Tây Tiến)
    • Tên bài thơ giống như tên một khúc hành quân.

Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Sau đó Quang Dũng đã lược đi chữ “Nhớ” chỉ còn hai chữ “Tây Tiến”, việc đổi tên tác phẩm không phải ngẫu nhiên, cố tình mà là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Nếu đặt là “Nhớ Tây Tiến”. bài thơ nói được cảm xúc chủ đạo của thi phẩm là nỗi nhớ nhưng nó lại không nói được hình tượng trong tâm của tác phẩm. Mặt khác làm cho nhan đề bài thơ ủy mị, mềm mại, không phù hợp với bước quân hành và vẻ oai phong, dũng khí của người lính Tây Tiến. Quang Dũng lược đi chữ “nhớ” khiến cho nhan đề thi phẩm cô đọng,bởi bản thân hai chữ “Tây Tiến” đã bao trùm trong đó nỗi nhớ rồi. “Tây Tiến” tạo ra âm điệu của nhan đề chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây rộng lớn, thẳm thăm, hùng vị. Vẽ chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến năm xưa. Mặt khác lược đi chữ “nhớ” khiến tên bài thơ tựa như tên của một khúc quân hành như “Tiến quân ca”, “Nam Tiến” và ở đây là “Tây Tiến”

Đặt cho tác phẩm một nhan đề hàm ẩn và gợi mở như vậy chứng tỏ Quang Dũng là nhà thơ tài năng và sáng tạo.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

5


Thai Ha

Bài tham khảo số 5

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: Là người nghệ sĩ, chiến sĩ từng bước ra từ khói lửa của cuộc chiến tranh nên khi cầm bút Quang Dũng viết bằng chính những trải nghiệm, bằng những tình cảm chân thành nhất. Tây Tiến là bài thơ kết tinh từ những trải nghiệm và hồn thơ tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng.


2. Thân bài

Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác

  • Viết về Tây Tiến là viết về những trải nghiệm của Quang Dũng trong thời gian cùng sống, cùng chiến đấu với đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến
  • Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập vào mùa xuân năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để cùng bảo vệ biên giới Việt – Lào, làm tiêu hao sinh lực địch.
  • Địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng núi Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở.

Ý nghĩa nhan đề:

  • Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới.
  • Bài thơ ban đầu có nhan đề “Nhớ Tây Tiến”:
  • Với nhan đề này Quang Dũng đã hướng người đọc đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm, đó là nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến.
  • Hạn chế của nhan đề này là chưa làm nổi bật được hình tượng trung tâm của tác phẩm.
  • Nhan đề “Nhớ Tây Tiến” xuất hiện trong giai đoạn cả nước lên đường đấu tranh bị đánh giá là ủy mị, yếu đuối, không phù hợp với bước hành quân oai phong, dũng khí ngút trời của người lính Tây Tiến.

– Sau đó Quang Dũng đã lược đi từ “nhớ” làm cho nhan đề ngắn gọn, cô đọng và thể hiện trọn vẹn được nội dung của tác phẩm:

  • Hai tiếng “Tây Tiến” tạo ra âm hưởng mạnh mẽ, chắc khỏe gợi cho độc giả hình dung về một binh đoàn anh hùng
  • Gợi mở về không gian rộng lớn của vùng núi Tây Bắc đồng thời bước đầu dẫn dắt người đọc đến với chân dung, hình tượng kiêu hùng của những người lính Tây Tiến năm xưa.

3. Kết bài

Nhan đề “Tây Tiến” vừa có vai trò dẫn dắt người đọc đến với những nội dung, tư tưởng chủ đề của bài thơ, vừa đủ kín để khơi gợi người đọc khám phá theo những dấu chân người lính Tây Tiến

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

6


Thai Ha

Bài tham khảo số 6

Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến:

  • Bài thơ này ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến” nhưng sau khi in lại đã được tác giả đổi tên thành “Tây Tiến”. Vì theo ông, hai chữ Tây Tiến đã đủ để gợi nhớ, tức là tạo một nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu. Nó cũng tạo cho ta có cảm giác tác giả đang sống thực với đất và người Tây Tiến. Mặt khác hai chữ Tây Tiến còn gợi lên một tư thế hiên ngang, chủ động.
  • Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam.
  • Chiến sĩ trong đoàn quân này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như nhà thơ Quang Dũng). Chiến đấu khắp các địa bàn thuộc tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Sầm Nứa (Lào), trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng “họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm”. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52.

=> Nhan đề gợi về một thời chiến đấu gian khổ với hình tượng chân dung người lính Tây Tiến – những người anh hùng với vẻ đẹp hào hùng và rất đỗi hào hoa.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

7


Thai Ha

Bài tham khảo số 7

“Tây Tiến” là tên gọi của một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ).

  • Ban đầu nhà thơ đặt tên cho nhan đề của mình là “Nhớ Tây Tiến”, sau đó nhà thơ đổi tên thành “Tây Tiến”, in trong tập Mây đầu ô (1986). Việc đổi tên bài thơ là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Nếu đặt tên là “Nhớ Tây Tiến” cho thấy cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ, nhưng lại không nhấn mạnh được hình tượng trung tâm của bài thơ. Đồng thời khi đọc tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc được nỗi nhớ, việc để chữ “nhớ” ở nhan đề không cần thiết. Mặt khác nhan đề này gợi ra sự ủy mị, mềm mại không phù hợp với hình tượng đoàn quân Tây Tiến mạnh mẽ, hào hùng.
  • Khi lược bỏ chữ “nhớ” giúp cho nhan đề trở nên cô đọng hơn. Bởi bản thân hai chữ “Tây Tiến” cũng gợi ra nỗi nhớ. Nhan đề “Tây Tiến” cũng tạo ra âm điệu của nhan đề chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây rộng lớn, thẳm thăm, hùng vị. Cũng như vẻ đẹp của đoàn quân Tây Tiến hào hùng. Mặt khác, nhan đề Tây Tiến cũng giúp cho bài thơ giống như một khúc ca, Tiến Quân Ca, Nam Tiến và ở đây là Tây Tiến.
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

8


Thai Ha

Bài tham khảo số 8

Quang Dũng là tác giả tài hoa tinh thông nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng nổi bật hơn cả là thơ ca. Thơ ông thể hiện cái tôi hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn. Nhắc đến Quang Dũng ta không thể quên “Tây Tiến” một thi phẩm đặc sắc trong đời thơ của ông.

Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền Tây Thanh Hoá. Quang Dũng tham gia đoàn quân với chức vụ đại đội trưởng. Ngày ấy nơi đây còn rất hoang vu, hiểm trở, núi cao sông sâu. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến chủ yếu là học sinh, trí thức ra đi từ những mái trường, từ phố phường Hà Nội chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, thậm chí chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn. Tuy vậy, các anh vẫn phơi phới tinh thần lạc quan anh hùng. Họ mang trong mình sự trẻ trung khoẻ khoắn, hào hoa, thanh lịch. Ở họ vừa cháy bỏng lí tưởng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” vừa mang trong mình nét lãng mạn mộng mơ. Nét độc đáo này của người lính “Tây Tiến” đã thực sự làm hồn thơ Quang Dũng rung động.

Cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, khi dự hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc. Những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ấy đã rung lên những dây tơ xúc cảm trong tâm hồn để nhà thơ viết nên bài “Tây Tiến”. Bài thơ ban đầu có tựa đề “Nhớ Tây Tiến” in trong tập thơ “Mây Đầu Ô”. Tuy nhiên sau đó Quang Dũng đã lược bỏ. Khi lược bỏ chữ “nhớ” giúp cho nhan đề trở nên cô đọng hơn. Bởi bản thân hai chữ “Tây Tiến” cũng gợi ra nỗi nhớ. Nhan đề “Tây Tiến” cũng tạo ra âm điệu của nhan đề chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây rộng lớn, thẳm thăm, hùng vị. Cũng như vẻ đẹp của đoàn quân Tây Tiến hào hùng. Mặt khác, nhan đề Tây Tiến cũng giúp cho bài thơ giống như một khúc ca, Tiến Quân Ca, Nam Tiến và ở đây là Tây Tiến.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button