Dịch VụTin Tức

Chỉ Dẫn Những Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tốt Nhất

Chỉ Dẫn Những Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tốt Nhất

Trong khi gia đình bạn có người thân bị bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viên trong thời gian dài. Bệnh nhân luôn cần người chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe hay trò chuyện để quên đi nỗi đau bệnh tật. Sau đây, chúng tôi sẽ Chỉ Dẫn Những Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tốt Nhất và dịch vụ chăm sóc người bệnh của công ty Tâm và Đức.

phòng khám dịch vụ bệnh viện chợ rẫy
Dịch vụ giúp việc chăm người bệnh uy tín tại tphcm

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh

Thực phẩm tốt cho người ốm 

  • Một trong những lưu ý hàng đầu là cần phải cho người bệnh uống đủ nước (nước trắng, nước cam, nước chanh…) để đào thải các độc tốc do thuốc men gây ra. Những người ốm sốt thường thích nước mát hơn là nước ấm nóng.Các thực phẩm cần phải mềm và đủ dinh dưỡng như: cháo, súp, sữa… Chú ý đa dạng các thực phẩm để đảm bảo đủ chất.Thực phẩm cho người ốm có thể như sau:
  • Uống nước trà xanh nóng: Chất caffeine trong trà là một loại thuốc hưng phấn thần kinh trung khu, có những tác dụng như nâng cao tinh thần, tỉnh não, tăng cường tư duy. Nó có thể thúc đẩy tiết ra adrenin mà đạt được tác dụng chống mệt mỏi.
người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về thuốc uống và cách chăm sóc hậu phẫu đúng cách
  • Sô-cô-la: Sau khi ăn sô-cô-la sẽ có cảm giác khoan khoái dễ chịu, đó là do sự sinh thành chất triptophan trong cơ thể (bộ phận hợp thành của protein) tăng thêm, thúc đẩy sự sinh thành chất amine tổng hợp, mà chất amine tổng hợp này lại có tác dụng chống mệt mỏi, làm cho người ta hưng phấn.
  • Vitamin: Mỗi người mỗi ngày cần hấp thu hơn 10 loại vitamin. Trong đó vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C sẽ giúp cho sản chất của chuyển hóa chất tồn tại trong cơ thể nhanh chóng bị xử lý hết, có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi.
  • Những thức ăn cao protein: Sự tiêu hao nhiệt lượng của cơ thể quá lớn cũng dễ sinh mệt mỏi, cho nên cần ăn nhiều những thực phẩm cao protein để bổ sung nhiệt lượng, như trứng các loại, thịt các loại, đỗ đậu các loại…
  • Những thức ăn có tính kiềm: Chất interferon có chứa trong thức ăn loại sản sinh ra chất antiviral protein, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Ăn nhiều các loại thức ăn có tính kiềm như rau quả củ rau tươi mới, các trái cây tươi, sữa bò, sữa chua có thể tiêu trừ mệt mỏi do môi trường có tính acid trong cơ thể gây nên.

Giờ giấc săn sóc

Nên tự quy định giờ giấc cụ thể và tuân thủ trong tất cả mọi việc như: đo thân nhiệt cho người bệnh; vệ sinh cá nhân, cho uống thuốc hay bôi thuốc, mát xa. Việc săn sóc có giờ giấc như vậy sẽ làm người bệnh đỡ mệt.Nếu người bệnh mắc các bệnh có thể lây lan thì cần phải cách ly, hạn chế sự thăm viếng.Thuốc điều trị cũng phải uống đúng liều lượng và đúng lúc.Dinh dưỡng cho người ốm mệt.

Biểu hiện tâm lý của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ra sao?

Tạo cảm giác dễ chịu

Nên để người bệnh ở trong phòng thoáng nhưng đủ ấm. Ngoài ra cũng cần có độ yên tĩnh nhất định để người bệnh không căng thẳng. Nếu người bệnh ốm lâu, cần chuyển người bệnh sang phòng khác đều đặn 1 lần/tuần để làm vệ sinh phòng: quét nhà, thay vải trải giường… Sau đó đóng cửa lại nếu cần để tránh gió, rồi lại chuyển người bệnh về.
Hằng ngày đều phải làm vệ sinh thân thể cho người bệnh và thực hiện vào một giờ nhất định trong ngày. Có thể tắm gội cho người bệnh nhưng chú ý nhiệt độ nước (bằng với thân nhiệt) và phải tắm ở phòng kín, không có gió.

Cách chăm sóc người bệnh sau mổ

Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

  • Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ dựa trên bệnh lý và tình trạng của vết mổ để đưa ra phác đồ điều trị cũng như các biện pháp chăm sóc bệnh nhân an toàn và hiệu quả nhất.
  • Theo đó, sau khi đã trở về nhà, bệnh nhân nên vệ sinh và thay băng cho vết mổ mỗi ngày theo cách đã được các bác sĩ y tá hướng dẫn.  Đồng thời kiểm tra xem vết mổ có biểu hiện gì khác lạ hay không ví dụ như: đỏ lên, bị sưng tấy hay chảy nước…hay không.
  • Việc vệ sinh vết thương cũng như kiểm tra tình trạng vết thương 1 cách thường xuyên giúp cho người nhà chủ động hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân cũng như phát hiện các tình trạng bất thường để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời tránh vết thương bị nứt hay nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, trước khi tiến hành rửa vết thương và thay băng bệnh nhân hoặc người nhà cần phải vệ sinh bàn tay sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tiếp xúc với vết thương. Tuyệt đối không làm cho lớp băng bị bẩn hoặc bị ướt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng gây nhiễm trùng cho người bệnh.
  • Trong thời gian 3 ngày đầu sau phẫu thuật bệnh nhân cần giữ cho vết mổ được sạch sẽ và khô thoáng nhất. Hạn chế tiếp xúc với nước để tránh nước thấm vào vết thương hở gây đau đớn và kéo dài thời gian lành sẹo.
  • Trường hợp bác sĩ có sử dụng ống dẫn lưu, thì bệnh nhân cần thường xuyên thay túi đựng dịch dẫn lưu (khoảng 3 lần/ngày), theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không rút ống dẫn lưu ra khỏi túi (hoặc chai), tránh đè ép làm tắc ống gây ảnh hưởng xấu đến vết thương và làm hại sức khỏe người bệnh.
  • Thông thường, với sự trợ giúp của các biện pháp chăm sóc bệnh nhân, vết mổ sẽ liền lại sau hai tuần. Thời gian này có thể lâu hơn nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, bị suy giảm hệ miễn miễn dịch hay do việc chăm sóc bệnh nhân chưa được đầy đủ.
  • Cách chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Nhận định tình trạng người bệnh

 

Nhận định tình trạng người bệnh
  • Trước khi chúng ta tiến hành lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ, điều dưỡng viên cần nhận định về tình trạng của người bệnh về những đặc điểm sau để phát hiện và xử lý các vấn đề kịp thời sau.
  • Hô hấp: tần số thở, tình trạng thông khí, biên độ hô hấp, độ bão hòa oxy theo mạch đập, dấu hiệu thiếu oxy, tình trạng khó thở
  • Tuần hoàn: mạch, nhịp tim, huyết áp, dấu hiệu thiếu nước, tình trạng choáng, áp lực tĩnh mạch trung ương.
  • Thần kinh: bệnh nhân tỉnh hay mê
  • Dẫn lưu: loại, vị trí, màu sắc, số lượng, tình trạng hoạt động.
  • Vết mổ: vị trí, kích thước, thấm dịch, chảy máu, đau, nhiễm trùng.
  • Tâm lý người bệnh: lo lắng hay thoải mái.
    Thở oxy

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ chi tiết

 

Tư thế nằm

  • Đồng thời thì điều dưỡng viên hoặc nhân viên y tế cần chú ý về tư thế nằm của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân còn hôn mê, phải đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên. Bệnh nhân cũng có thể nằm ngửa nhưng nên có gối mỏng lót dưới vai để đầu và cổ ngửa ra sau. Nếu sau khi bệnh nhân đã tỉnh, nên cho bệnh nhân nằm ở tư thể Fowler. Tư thế này sẽ giúp việc chăm sóc người bệnh nhân thoải mái và nhanh phục hồi hơn tình trạng sức khỏe.

Thở oxy

 

  • Đồng thời thì có một số trường hợp bệnh nhân thiếu oxy, thay đổi hô hấp khi gây mê hoặc đau đớn gây thở yếu. Lúc này bệnh nhân sẽ cần cung cấp oxy. Có 3 phương pháp cho thở oxy: dùng mặt nạ, ống thống mũi đơn hoặc ống thông mũi hai nòng. Điều dưỡng viên nên theo dõi và cho bệnh nhân thở oxy với liều lượng cần 3-10l/phút.

Dấu hiệu sinh tồn

  • Chúng ta cần kiểm tra, theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở 15 – 30 phút/lần cho đến khi bệnh nhân trở về trạng thái ổn định. Sau đó tiếp tục theo dõi mỗi giờ một lần. Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cần đặc biệt chú ý người bệnh trong các trường hợp như rối loạn hô hấp, chảy máu vết thương,…gây nguy hiểm.

Bài tiết nước tiểu

  • Lưu ý nếu bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu, điều dưỡng viên cần chăm sóc bộ phận sinh dục. Đồng thời nên cho bệnh nhân uống nhiều nước (nếu được) và rút ống thông tiểu sớm. Tuy nhiên nên hạn chế việc thông tiểu. Điều dưỡng viên nên áp dụng các phương pháp giúp người bệnh tiểu bình thường. Ví dụ như đắp ấm vùng bụng dưới (chú ý tránh gây bỏng cho người già, người bệnh gây tê tuỷ sống, người bệnh liệt mất cảm giác), tiểu kín đáo,… Bên cạnh đó, phải theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng, màu sắc nước tiểu vào hồ sơ mỗi ngày bạn nhé.

Vết mổ

  • Bạn thấy đấy vết mổ không nhiễm trùng hoặc khâu dưới da không cần thay băng và cắt chỉ. Đối với vết mổ hở, điều dưỡng viên cần lưu ý những điều sau:
    Vết mổ không nhiễm trùng hoặc khâu dưới da không cần thay băng và cắt chỉ
  • Khâu kín da an toàn: Đối với vết mổ vô khuẩn sẽ không cần thay băng và có thể cắt chỉ sau mổ 5–7 ngày. Tuy nhiên nếu người bệnh lớn tuổi, tình trạng người bệnh suy kiệt nhiều hoặc vết mổ quá dài, vết mổ ở vị trí thiếu máu thì nên cắt chỉ khoảng 10 ngày sau mổ.
  • Chú ý khâu thưa hay để hở da: Trong trường hợp giải phẫu có nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ phẫu thuật thường để hở da giúp thoát dịch. Bởi vậy với những người bệnh này, điều dưỡng viên cần phải chăm sóc vết mổ mỗi ngày, thấm ướt dịch và theo dõi tình trạng vết thương, báo cáo ngay cho bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra bạn nhé.

Chế độ ăn

  • Bạn biết không thì trong những ngày đầu sau mổ, bệnh nhân không được ăn uống mà thay vào đó là truyền dịch. Có thể cho bệnh nhân uống nước (5-10ml) sau 6 giờ đầu phẫu thuật. Những ngày sau, nếu không phải phẫu thuật đường tiêu hóa thì bệnh nhân có thể ăn cháo, uống sữa. Trường hợp mổ đường tiêu hóa cần chờ đến khi trung tiện mới có thể ăn giúp phục hồi sức khỏe.
  • Chúng ta có thể thấy thì việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ là quá trình đòi hỏi sự tận tâm cũng như trình độ chuyên môn. Những chia sẻ trên đã phần nào giúp các điều dưỡng viên hiểu rõ việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp

Dịch vụ chăm sóc người già, chăm sóc bệnh nhân trước mổ và sau mổ của Công ty Tâm Và Đức được khách hàng đánh giá cao bởi đội ngũ nhân viên của chúng tôi được đào tạo kỹ năng chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ, hiểu tâm lý người già, người bệnh, thực hiện công việc với cái đức, cái tâm tận tụy, chăm chỉ, trung thực nhất. Nếu bạn đang cầndịch vụ chăm sóc người bệnh tại TPHCM, tìm người chăm sóc bệnh nhân hay dịch vụ chăm sóc người bệnh tại bệnh viện thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn 1 cách tốt nhất.

  • Công việc chuyên môn mà Công ty Tâm Và Đức đào tạo đến nhân viên của mình:
  • Bắt mạch, bấm huyệt, kiểm tra huyết áp, thân nhiệt.
  • Vệ sinh cơ thể, vệ sinh giường ngủ, phòng ngủ, vệ sinh xung quanh nơi người già nghĩ ngơi.
  • Lo tắm rửa, giặt giũ áo quần của bệnh nhân, người già
  • Cho người già ăn uống, rửa dọn vật dụng chứa đựng thức ăn
  • Dìu người già, người bệnh đi lại
  • Nhắc nhở người già uống thuốc đúng giờ, đúng toa thuốc của bác sĩ
  • Massage vùng cơ thể đau nhức, xoa bóp tay chân, vỗ vai, vỗ lưng hằng ngày.
  • Lăn trở bệnh nhân nằm một chỗ thường xuyên
  • Chăm sóc vết loét, co duỗi chân tay
  • Thực hiện các động tác vật lý, hổ trợ điều trị căn bản.
  • Cùng người già đọc sách, báo, xem tivi, nghe nhạc để người già bớt tủi thân, vui vẻ hơn.
  • Hỗ trợ người già đi bộ, tập thể dục, tham gia câu lạc bộ dành cho người già…
  • Thực hiện mọi việc thật nhẹ nhàng, thân thiện, luôn có thái độ vui vẻ, niềm nở, tôn trọng người già, người bệnh.
  • Động viên tinh thần, dỗ dành ăn uống, năn nỉ chiều chuộng để người bệnh luôn cảm thấy mình được yêu thương, săn sócDịch vụ chăm sóc người già
  • Tâm Và Đức cung cấp dịch vụ chăm sóc người già người bệnh toàn diện

Dịch vụ chăm sóc người già người bệnh Tâm Và Đức cung cấp nhân viên có nhân phẩm tốt

  • Dịch vụ chăm sóc người già tại nhà Tâm Và Đức tuyển dụng, đào tạo và cung cấp đến quý khách hàng những nhân viên có tư cách đạo đức tốt hồ sơ lý lịch rõ ràng, đem đến sự an tâm cho nhiều gia đình sử dụng dịch vụ
  • Hồ sơ lý lịch: Đầy đủ, rõ ràng, có chứng thực tại địa phương cư trú.
  • Sức khỏe: Nhân viên có sức khỏe tốt, đủ sức làm việc lâu dài, có giấy khám sức khỏe định kỳ
  • Chuyên môn: Được đào tạo chuyên môn chăm sóc, Nắm vững quy trình nghiệp vụ, có kinh nghiệm làm việc lâu dài
  • Tính tình nhân viên: Chăm chỉ, chịu khó, trung thực, không ngại khó khăn
  • Đào tạo vấn đề tâm sinh lý chuyên sâu: chúng tôi còn đào tạo chuyên sâu vấn đề tâm lý đến người nuôi bệnh, để họ có thể hiểu, cảm thông, chia sẻ những khó khăn, những bực bội mà người già đang mắc phải, giúp tinh thần họ được thoải mái, vui vẻ
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button